Nổi bật

Các Tội Danh Chỉ Khởi Tố Theo Yêu Cầu Của Người Bị Hại

Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của tố tụng hình sự, đây là quyền chủ động của cơ quan có thẩm quyền, không phụ thuộc vào ý chí của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ. Tuy nhiên, Bộ luật tố tụng hình sự lại quy định những trường hợp yêu cầu của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ là điều kiện bắt buộc để khởi tố vụ án. Hiện vẫn có không ít người thắc mắc, tại sao trong nhiều trường hợp khi hành vi vi phạm pháp luật xảy ra khá rõ ràng nhưng bị hại vẫn phải làm đơn đề nghị thì cơ quan chức năng mới tiến hành khởi tố vụ án? Và các tội danh chỉ khởi tố theo yêu cầu của người bị hại gồm những tội danh nào? […]

Xem thêm bài viết tại: https://www.linkedin.com/pulse/c%C3%A1c-t%E1%BB%99i-danh-ch%E1%BB%89-kh%E1%BB%9Fi-t%E1%BB%91-theo-y%C3%AAu-c%E1%BA%A7u-c%E1%BB%A7a-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-b%E1%BB%8B-h%E1%BA%A1i-ngoctuyen/

Dịch Vụ Luật Sư Hình Sự – Công ty Luật Long Phan PMT

Địa chỉ: Tầng 14, Tòa Nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
SĐT: 1900 63 63 87
Email: info@luatlongphan.vn
Website: https://luatlongphan.vn/

DỊCH VỤ LUẬT BÀO CHỮA trong vụ án HÌNH SỰ dành cho những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vụ án.
Theo Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, những người có quyền nhờ “luật sư bào chữa” bao gồm:
* Người bị bắt.
* Người bị tạm giữ.
* Bị can.
* Bị cáo.
* Bị hại.
* Nguyên đơn dân sự.
* Bị đơn dân sự.
* Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
Ngoài ra theo Điều 27 Luật Hình Sự 2012: người có quyền nhờ “luật sư bào chữa” bao gồm:
Người đại diện/người thân của “người bị buộc tội” cũng có QUYỀN được nhờ/thuê DỊCH VỤ LUẬT SƯ BÀO CHỮA.

Xem thêm: https://youtu.be/zHYgLVzonko

Tự ý xông vào nhà đánh người phạm tội gì ?

Hành vi tự ý xông vào nhà đánh người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi mà người phạm tội có thể bị phạt tù lên đến 20 năm hoặc chung thân. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định của pháp luật đối với hành vi trên và thủ tục tố giác, kiến nghị khởi tố tội phạm.

Lao thẳng vào nhà đánh người
Tự ý xông vào nhà đánh gia chủ có thể bị phạt tù

Hành vi tự ý xông vào nhà đánh người có phạm tội không ?

Hành
vi

tự ý xông vào nhà đánh người có thể bị truy tố về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác và tội
xâm phạm chỗ ở của người khác. Ngoài ra, nếu cố ý hủy hoại hoặc làm hư hỏng tài
sản của người khác còn có thể truy tố tội cố ý làm hư hỏng tài sản của người
khác.

Theo đó người có năng lực
hành vi dân sự, nếu tự ý xông vào nhà người khác mà không có sự đồng ý của chủ
nhà đã đủ dấu hiệu cấu thành tội xâm phạm chỗ ở của người khác. Nếu có hành vi
đánh người còn có thể bị kết tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe
của người khác.

Trường hợp người thực
hiện hành vi trên cố tình đập phá
làm hư hỏng tài sản của người khác còn có thể phạm tội cố ý làm hư hỏng tài sản
của người khác. Ngoài ra, người gây thiệt hại tài sản còn phải bồi thường thiệt
hại tài sản của người khác do hành vi của mình gây ra theo quy định tại Điều 584
Bộ luật Dân sự 2015.

Nếu hành vi cố ý gây thương tích không đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì bị xử phạt hành chính từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng theo điểm a khoản 3 Điều 5 tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP, và bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe của người khác theo Điều 584 Bộ luật Dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Quy định của pháp luật đối với hành vi xông vào nhà đánh
người

Người có
hành vi xông vào nhà đánh người khác phải do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện. Nếu người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang
mắc bệnh tâm thần, hoặc mất khả năng nhận thức, điều khiển hành vi, hoặc chưa
đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì không phải chịu trách nhiệm hình sự đối
với hành vi trên.

Trường hợp thực hiện hành vi trong tình trạng mất khả năng
nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất
kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Theo quy định tại Điều
158 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, người nào có hành vi xâm nhập
trái pháp luật chỗ ở của người khác
tức là tự ý xâm nhập chỗ ở của người khác mà
không được sự đồng ý của chủ nhà hoặc người quản lý hợp pháp, thì:

  1. Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm
  2. Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm, nếu có hành vi:
  • Có tổ chức;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Làm người bị xâm phạm chỗ ở tự sát;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Nếu hành vi cố ý gây thương tích được thực hiện trong trạng thái kích động mạnh và do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì tại Điều 135 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 được quy định như sau:

  •  Tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60 thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
  •  Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương của mỗi người từ 31% đến 60% hoặc Gây thương tích mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Nếu không thuộc trường
hợp trên, hành vi cố ý gây thương tích, theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình
sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến
03 năm, nếu
tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% – 30% hoặc dưới 11% mà thuộc trường hợp sau:

  • Dùng
    vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, có khả năng gây nguy hại cho nhiều
    người;
  • Dùng
    a-xít hoặc hóa chất nguy hiểm;
  • Đối
    với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người không
    có khả năng tự vệ;
  • Đối
    với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh
    cho mình;
  • Có tổ
    chức;
  • Lợi
    dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Trong
    thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp
    hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện
    pháp xử lý vi phạm hành chính;
  • Thuê
    gây thương tích của người khác hoặc gây thương tích của người khác do được
    thuê;

  • tính chất CÔN ĐỒ;
  • Đối
    với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Trong
trường hành vi đánh người gây ra tỷ lệ tổn thương cơ thể trên 30% hoặc làm chết
người có thể bị phạt tù lên đến 20 năm hoặc tù chung thân, tùy vào mức độ nguy
hiểm của hành vi.

Như vậy, hành vi tự ý xông vào nhà đánh người có thể bị phạt tù lên đến 20 năm hoặc chung thân. Ngoài ra còn phải bồi thường về thiệt hại do hành vi xâm phạm sức khỏe, tính mạng, danh dự, uy tín, tài sản theo Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Thủ tục tố giác và kiến nghị khởi tố hành vi xông vào nhà đánh người

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố
cáo, kiến nghị khởi tố theo khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC,
bao gồm:

  • Cơ quan điều tra;
  • Cơ quan được giao nhiệm vụ
    tiến hành một số hoạt động điều tra;
  • Viện kiểm sát các cấp;
  • Công an xã, phường, thị
    trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ
    quan, tổ chức khác.

Quy trình tố giác và kiến nghị khởi tố được thực hiện theo các trình tự sau:

Bước 1: Xác định cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố

Bước 2: Tiến hành tố giác, báo tin về tội phạm và kiến nghị khởi tố theo các hình thức sau:

  • Trực tiếp đến trình báo, tố giác;
  • Báo tin qua điện thoại tới cơ quan có thẩm quyền;
  • Gửi văn bản trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính (bưu điện) tới cơ quan có thẩm quyền.

Bước 3: Theo dõi kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố

  • Khi hết thời hạn 03 ngày kể từ ngày tố
    giác mà chưa nhận được thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận, cá nhân có quyền
    yêu cầu cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận tố giác.
  • Khi hết thời gian giải quyết tố giác mà
    chưa nhận được văn bản thông báo kết quả giải quyết, cá nhân có quyền đề nghị
    cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết.

Trường hợp cơ quan điều tra khởi tố, thì có thể yêu
cầu bồi thường trong phần yêu cầu trách nhiệm dân sự trong vụ
án hình sự để yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do thiệt hại về sức
khỏe, tài sản, tính mạng.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài tư vấn chung về hành vi tự ý xông vào nhà đánh nhau với chủ nhà và thủ tục kiến nghị khởi tố hành vi trên. Nếu bạn đọc gặp phải trường hợp trên hoặc có thắc mắc chi tiết hơn về vấn đề trên, xin vui lòng liên hệ hotline để được luật sư tư vấn cụ thể và hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn./.

Bài viết nói về: Tự ý xông vào nhà đánh người phạm tội gì ?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Hà Ngọc Tuyền

Tư vấn pháp luật hình sự

Tư vấn pháp luật hình sự là một trong những thế mạnh của Công ty Luật TNHH MTV Long Phan PMT. Với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm đã tham gia bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nhiều bị cáo, người bị hại trong vụ án Hình sự. Luật hình sự là một ngành Luật đặc thù của pháp luật Việt Nam nên chúng tôi luôn ý thức được rằng quyền lợi của khách hàng cần được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật.

tu van qua hotline nhung van de hinh su
Dịch vụ tư vấn pháp luật hình sự chi tiết và cụ thể từ đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm

Vai trò của hoạt động tư vấn pháp luật Hình sự

Pháp luật Hình sự là một trong
những công cụ hữu hiệu để đấu tranh, phòng ngừa tội phạm. Góp phần bảo vệ độc
lập dân tộc, chủ quyền của dân tộc, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi
ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, góp phần duy trì trật tự, an toàn xã hội.

Quyền được nhờ Luật sư bào chữa
là một trong những quyền của bị cáo được quy định tại Bộ Luật Tố tụng Hình sự
2015 để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị cáo buộc phạm tội trước
pháp luật. Luật sư đóng vai trò hết sức quan trọng trong vụ án hình sự. Là
người bảo vệ quyền và lợi ích cho bị cáo trước pháp luật.

Tư vấn pháp luật Hình sự là hoạt
động tư vấn những quy định của pháp luật để giúp các các nhân, tổ chức có thêm
những quy định về những tội danh, các yếu tố cấu thành tội phạm, tình tiết giảm
nhẹ và nhiều vấn đề liên quan khác được pháp luật điều chỉnh. Tư vấn luật hình sự như là một công cụ
hỗ trợ để gỡ bỏ những nút thắt cho những đối tượng đang có những vấn đề liên
quan đến pháp luật hình sự.

Nội dung tư vấn pháp luật Hình sự

tu van soan thao don tu, van ban
Nội dung tư vấn đa dạng dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành
  • Tư vấn những chính
    sách pháp luật hình sự mới và quy định pháp luật hình sự căn bản do nhà nước
    ban hành;
  • Tư vấn pháp luật hình
    sự, hỗ trợ pháp lý, hỗ trợ soạn thảo
    đơn tố cáo tội phạm, đơn yêu cầu sao chụp chứng cứ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích
    hợp pháp của bị cáo, đơn khiếu nại
  • Tư vấn, hỗ trợ pháp
    lý, đánh giá xem xét hành vi với quy định của Bộ Luật Hình sự nhằm xác định có
    hay không hành vi phạm tội.
  • Tư vấn, hỗ trợ pháp lý
    trong việc xác định những tình tiết giảm nhẹ theo quy định của pháp luật, hỗ
    trợ soạn thảo đơn từ yêu cầu chính quyền địa
    phương xác nhận hoàn cảnh gia đình…
  • Tư vấn hình sự cho gia
    đình bị hại quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra
    theo quy định của pháp luật về Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
  • Tư vấn những quy định
    của pháp luật điều chỉnh về những tội phạm liên quan đến tính mạng, sức khỏe,
    tội phạm xâm phạm quyền sở hữu, tội phạm về ma túy, quản lý, bảo vệ môi
    trường…
  • Tư vấn nội dung bào
    chữa cho bị cáo tại phiên tòa, hỗ
    trợ soạn thảo đơn đề nghị hoãn phiên tòa, đơn kháng cáo…
  • Và nhiều vấn đề khách có liên quan đến lĩnh vực thuộc đối tượng điều chỉnh của Bộ Luật Hình sự.

Dịch vụ giải quyết vấn đề thuộc đối tượng điều chỉnh của Bộ Luật Hình sự

Khi tham gia bảo vệ cho bị cáo
cũng như những đối tượng khác trong vụ án hình sự, Công ty Luật Long Phan PMT
luôn xem xét dựa trên tất cả những khía cạnh của pháp luật nhằm đưa ra những tư
vấn, hướng giải quyết cụ thể nhất, đem lại hiệu quả cao nhất cho thân chủ của
mình để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Nội dung dịch vụ giải quyết Vụ án Hình sự bao gồm:

Ho tro thu tuc khang cao
Trực tiếp tham gia tố tụng bào chữa cho bị cáo; Bảo vệ quyền lợi của bị hại và các đương sự khác
  • Tham vấn quy định của
    pháp luật về tội danh đang bị Viện kiểm sát truy tố;
  • Tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa cho
    bị cáo, tham gia các buổi hỏi cung, làm việc trực tiếp với bị cáo tại cơ quan
    điều tra, hỗ trợ thu thập tài liệu chứng cứ…
  • Tham gia tố tụng với
    tư cách người bảo vệ cho quyền và nghĩa vụ của bị hại, nguyên đơn dân sự, bị
    đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
  • Đại diện tham gia tố
    tụng theo ủy quyền cho nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền và
    nghĩa vụ liên quan.
  • Thu thập những cơ sở,
    căn cứ để bảo vệ cho bị cáo cũng như những đối tượng khác với những tội danh
    đó;
  • Trực tiếp tham gia bào
    chữa cho bị cáo tại phiên tòa;
  • Yêu cầu áp dụng những
    tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình
    sự có thể áp dụng để giảm nhẹ hình phạt theo quy định của pháp luật;
  • Hỗ trợ thực hiện thủ tục kháng cáo khi có căn cứ cho rằng
    bản án được tuyên chưa đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo.
  • Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại, nguyên đơn dân
    sự, bị đơn dân sự, người có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Hướng tư vấn, giải quyết cho từng đối tượng khách hàng

  1. Bào chữa cho Bị cáo: Khi tham gia bào chữa cho bị cáo
    trong vụ án Hình sự, Luật sư có trách nhiệm thu thập chứng cứ, bào chữa cho bị
    cáo trước cáo buộc của Viện kiểm sát theo hướng kêu oan (Bị cáo vô tội), chuyển
    tội danh, chuyển khung hình phạt nhẹ hơn so với tội danh bị đề nghị truy tố
    hoặc áp dụng những tình tiết giảm nhẹ để có lợi nhất cho bị cáo.
  2. Đối với khách hàng là bị hại trong vụ án hình sự: Chúng
    tôi tham gia với tư cách luật sư của người bị hại hoặc được bị hại ủy quyền
    tham gia tố tụng. Trong quá trình giải quyết vụ án, chúng tôi sẽ tư vấn về
    những vấn đề như định tội danh, xác định khung đối với bị cáo, yêu cầu bồi
    thường thiệt hại, yêu cầu khởi tố bổ sung trong trường hợp cho rằng có khả năng
    bỏ lọt tội phạm…
  3. Đối với khách hàng là nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự
    hoặc người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
    của chúng tôi sẽ đánh giá toàn diện nội dung vụ việc, đưa ra những tư vấn nhằm
    đảm bảo quyền lợi của khách hàng một cách tối đa theo yêu cầu trên cơ sở tôn
    trọng Pháp luật.

Cách thức sử dụng dịch vụ tư vấn luật Hình sự miễn phí

Để sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự miễn phí của chúng tôi, quý khách hàng
có thể liên hệ qua các kênh sau:

  • Tư vấn trực tiếp tại
    Công ty: Tầng 01, số 50/6 Trường Sơn, Phường 02, Quận Tân Bình, TP.HCM
  • VĂN PHÒNG CHI
    NHÁNH : 27 Nguyễn Hữu Thọ, Phường Tân Hưng, Quận 7, TP.HCM
  • Tư vấn qua hòm
    thư EMAIL: luatlongphan@gmail.com
  • Tư vấn
    qua FACEBOOK
  • Tư vấn qua ZALO
  • Tư vấn luật Hình sự qua tổng đài trực
    tuyến: 1900.63.63.87

Chính sách hậu mãi của Long Phan PMT sau khi sử dụng dịch vụ

Sau khi bạn sử dụng dịch vụ tư
vấn luật Hình sự miễn phí, bạn sẽ được Chúng tôi hỗ trợ pháp lý cần thiết để
tối ưu hóa lợi ích của chính mình.

  • Trả lời tư vấn mọi
    thắc mắc qua hotline 1900.63.63.87
  • Tra cứu văn bản, gửi
    biểu mẫu nếu có yêu cầu từ phía quý khách hàng
  • Hướng dẫn trình tự,
    thủ tục cần thiết một cách chi tiết qua email hoặc điện thoại
  • Trả lời thư yêu cầu tư vấn qua email hoặc hệ thống fanpage
    trong 7-10 ngày làm việc số lượng thư yêu cầu gửi về quá lớn.

Hoạt
động tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng
đài tư vấn
điện thoại là hoạt động hỗ trợ pháp lý, là kênh giao tiếp giữa
Luật sư và khách hàng. Chúng tôi thực hiện tư vấn mà không thu bất cứ khoản phí
tư vấn nào sau khi kết thúc cuộc gọi.

Bài viết nói về: Tư vấn pháp luật hình sự
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Hà Ngọc Tuyền

Dịch Vụ Luật Sư Tranh Tụng , Bào Chữa tại Toàn Án – Công Ty Luật Long Phan PMT

DỊCH VỤ LUẬT SƯ TRANH TỤNG tại Công Ty Luật Long Phan PMT: với đội ngũ LUẬT SƯ TRANH TỤNG GIỎI nhiều năm kinh nghiệm hành nghề LUẬT SƯ tham gia “tranh tụng”, “tố tụng”, “bào chữa”, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nghi can, và bị can tại tòa án. Xem chi tiết: https://youtu.be/Cf8jnUAzHNk

Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là quyền của mỗi công dân được pháp luật quy định và bảo vệ. Mọi hành vi xâm phạm trái phép chỗ ở của người khác sẽ bị pháp luật xử lý theo quy định. Người dân có quyền tố các hành vi xâm phạm chỗ ở tại cơ quan có thẩm quyền để nhanh chóng giải quyết, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân và gia đình.

moi hanh vi xam pham deu bi xu ly
Chỗ ở hợp pháp của công dân được pháp luật bảo vệ và bất khả xâm phạm

Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở được quy định như thế nào ?

Theo quy định tại Điều 22 Hiến
pháp 2013 quy định:

  • Công dân có quyền có
    nơi ở hợp pháp.
  • Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai
    được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
  • Việc khám xét chỗ ở do luật định.

Là văn bản Luật có giá trị pháp
lý cao nhất trong hệ thống pháp luật đã công nhận và bảo vệ quyền và lợi ích
của công dân đối với chỗ ở của mình. Chỗ ở của công dân là bất khả xâm phạm,
không ai được tự ý vào nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu.

Hiện nay, chưa có quy định thống
nhất về việc xác định chỗ ở của công dân giữa những Luật điều chỉnh những mối
quan hệ khác nhau. Theo quy định của Luật nhà ở có quy định:

Chỗ ở là nhà ở, phương
tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở thuộc quyền sở hữu của công
dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn,
cho ở nhờ theo quy định của pháp luật

Bên
cạnh đó theo quy định tại Điều 12 Luật Cư trú 2006 sửa đổi bổ sung 2013 quy
định về nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp
pháp
mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi
thường trú hoặc nơi tạm trú. 

Như
vậy, không phân biệt là chỗ ở thuộc quyền sở hữu của mình hay chỗ ở được cho
thuê mà công dân dùng vào mục đích cư trú, sử dụng làm chỗ ở hợp pháp và thường
xuyên thì được pháp luật bảo vệ. Mọi hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác mà
không được sự cho phép của họ có thể bị xử
theo quy định của pháp luật.

Hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác sẽ bị xử lý như thế nào ?

Hành vi xâm phạm chỗ ở của công dân có thể bị xử lý hình sự theo
quy định tại Điều 158 BLHS 2015. Hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác có thể
được thực hiện như:

  • Khám xét trái phép chỗ ở của người khác;
  • Đuổi họ ra khỏi chỗ ở
    của họ;
  • Chiếm giữ chỗ ở hoặc
    cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp
    pháp vào chỗ ở của họ;
  • Và những hành vi khác xâm phạm đến chỗ ở của công dân.
pho chanh an quan 4 bi bat vi xam pham cho o
Khám xét nhà mà không có căn cứ cũng là xâm phạm chỗ ở của người khác

Những hành vi đó có thể bị xử lý
trách nhiệm hình sự tội Xâm phạm chỗ
ở của người khác theo quy định của BLHS hiện hành nếu như đáp ứng đủ những yếu
tố cấu thành nên tội danh này:

  1. Về khách thể: Tội này xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân được pháp luật bảo vệ
  2. Về mặt khách quan: Hành vi khách quan như khám xét chỗ ở người khác trái pháp luật, không có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Có hành vi đuổi người khác khỏi nơi ở của họ thông qua những hành vi sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng buộc họ phải rời bỏ nơi ở của mình. Cùng với đó là những hành làm cho người khác không thể thực hiện được việc sử dụng nơi ở (tức làm cho người khác không thể ở được tại nơi ở) của họ một cách trái pháp luật.
  3. Về mặt chủ quan: Người thực hiện hành vi với lỗi cố ý, biết hành vi là trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện.
  4. Về chủ thể: Những người có đủ tuổi, đủ năng lực hành vi hình hình sự theo quy định của pháp luật.

Như vậy, những người xâm phạm chỗ
ở của người khác khi đáp ứng đủ các điều kiện cấu thành tội phạm nêu trên thì
có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh Xâm phạm chỗ ở của người
khác theo quy định tại Điều 158 BLHS 2015.

Hình phạt đối với hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác ?

Hình phạt đối với tội phạm được
quy định tại Điều 158 BLHS 2015 rất nghiêm khắc có thể bị phạt cải tạo không
giam giữ đến hình phạt tù lên đến 5 năm.

Tội danh này được chia thành hai
khung hình phạt chính gồm Phạt cải tạo không giam giữ 2 năm hoặc phạt tù từ 3
tháng đến 2 năm trong những trường hợp:

  • Khám xét trái pháp
    luật chỗ ở của người khác;
  • Đuổi trái pháp luật
    người khác ra khỏi chỗ ở của họ;
  • Chiếm giữ chỗ ở hoặc
    cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp
    pháp vào chỗ ở của họ;
  • Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác.

Và phạt tù
từ 1 đến 5 năm trong những trường hợp:

  • Có tổ chức;
  • Lợi dụng chức vụ quyền
    hạn;
  • Phạm tội 2 lần trở
    lên;
  • Làm người bị xâm phạm
    chỗ ở tự sát;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Bên cạnh đó, người phạm tội còn
có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Hướng dẫn thủ tục tố cáo hành vi
xâm phạm chỗ ở của công dân

Khi phát hiện hành vi xâm phạm
chỗ ở của công dân, chúng ta có thể làm đơn tố cáo gửi cho cơ quan công an cấp
huyện nơi xảy ra vụ việc để giải quyết.

hanh vi duoi nguoi khac ra khoi nha
Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi xâm phạm chỗ ở người khác

Trình tự thủ tục thực hiện như
sau:

  1. Làm đơn tố cáo gửi cho cơ quan cảnh sát. Trong đơn chúng ta trình bày rõ hành vi của những người xâm phạm chỗ ở của mình và yêu cầu cơ quan chức năng điều tra làm rõ;
  2. Sau khi tiếp nhận đơn, Cơ quan chức năng sẽ thụ lý đơn, tiến hành xác minh, xem xét nội dung tố cáo và gửi quyết định giải quyết đơn tố cáo cho người tố cáo;
  3. Sau khi nhận kết quả giải quyết đơn tố cáo, nếu không đồng ý, chúng ta có thể làm đơn khiếu nại quyết định đó lên Thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra để xem xét giải quyết;
  4. Trường hợp có dấu hiệu tội phạm, cơ quan cảnh sát điều tra sẽ tiến hành khởi tố vụ án, tiến hành điều tra và thực hiện các trình tự thủ tục giải quyết vụ án theo đúng quy định của pháp luật TTHS;
  5. Sau khi hoàn thành xong các thủ tục cần thiết, Tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử theo quy định của pháp luật về tội Xâm phạm chỗ ở của người khác theo quy định tại Điều 158 BLHS 2015.

Trên đây là nội dung tư vấn của
Công ty Luật Long Phan PMT về thủ tục tố cáo hành vi xâm phạm chỗ ở hợp pháp
của công dân. Mọi thắc mắc xin liên hệ Hotline để được tư vấn cụ thể, chi tiết.
Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết./.

Bài viết nói về: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Hà Ngọc Tuyền

Hướng dẫn thủ tục xin xác nhận không có tiền án tiền sự ?

Hướng dẫn thủ tục xin xác nhận không có tiền án tiền sự cho những người cần để nộp hồ sơ xin việc cũng như những công việc khác cần phải có xác nhận về vấn đề này. Thủ tục này được hiện khá phổ biến hiện nay vì nhiều doanh nghiệp yêu cầu người xin việc cần xác nhận không có tiền án tiền sự mới đủ điều kiện có thể làm việc tại đây.

thu tuc don gian, khong phuc tap
Thủ tục xin phiếu lý lịch tư pháp không quá phức tạp

Giấy xác nhận không có tiền án tiền sự là gì?

Giấy xác nhận không có tiền án
tiền sự là một thủ tục hành chính mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận
cho người có yêu cầu về việc người này có tiền án tiền sự hay không hoặc đã
được xóa án tích hay chưa. Giấy xác nhận này được gọi là Phiếu lý lịch tư pháp
được cấp bởi sở tư pháp nơi mà người yêu cầu thường trú hoặc cư trú

phieu so mot danh cho nguoi dan
Xác nhận cá nhân chưa từng có tiền án, tiền sự để có thể xin việc làm

Có hai mẫu Phiếu lý lịch tư pháp theo quy định tại Điều 41 Luật
Lý lịch tư pháp 2009:

  • Phiếu lý lịch tư pháp
    số 1 cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 7
    của Luật Lý lịch tư pháp 2009;
  • Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố
    tụng quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này và cấp theo yêu cầu của cá nhân
    để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.

Trong thực tế sử dụng phổ biến là
mẫu phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho cá nhân cơ quan tổ chức.

Phiếu lý lịch tư pháp số 2 có
những nội dung sau: 

Họ, tên, giới tính, ngày, tháng,
năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch
tư pháp.

Tình trạng án
tích:

  • Đối với người không bị
    kết án thì ghi “không có án tích”. Trường hợp người bị kết án chưa đủ điều kiện
    được xóa án tích thì ghi “có án tích”, tội danh, hình phạt chính, hình phạt bổ
    sung;
  • Đối với người được xoá
    án tích và thông tin về việc xoá án tích đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp
    thì ghi “không có án tích”;
  • Đối với người được đại xá và thông tin về việc đại xá đã
    được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”.

Thông tin về
cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã:

  • Đối với người không bị
    cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết
    định tuyên bố phá sản thì ghi “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản
    lý doanh nghiệp, hợp tác xã”;
  • Đối với người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý
    doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi chức vụ bị
    cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

Thủ tục xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp

Thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp

Theo quy định tại Điều 44 Luật Lý
lịch tư pháp, đơn vị có thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp bao gồm:

Trung tâm lý lịch tư pháp quốc
gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:

  • Công dân Việt Nam mà
    không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;
  • Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.

Sở Tư pháp thực hiện việc cấp
Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:

  • Công dân Việt Nam
    thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;
  • Công dân Việt Nam đang
    cư trú ở nước ngoài;
  • Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.

Giám đốc Trung tâm lý lịch tư
pháp quốc gia, Giám đốc Sở Tư pháp hoặc người được ủy quyền ký Phiếu lý lịch tư
pháp và chịu trách nhiệm về nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp.

Trong trường hợp cần thiết, Trung
tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có trách nhiệm xác minh về điều kiện
đương nhiên được xóa án tích khi cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Thủ tục xin cấp lý lịch tư pháp phiếu số 1

Bước 1:
Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp điền vào mẫu đơn xin xác nhận và nộp Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư
pháp và kèm theo các giấy tờ sau đây:

  • Bản chụp giấy chứng
    minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
  • Bản chụp sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc
    tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Bước 2: Cá nhân nộp Tờ khai yêu
cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và các giấy tờ kèm theo tại các cơ quan sau đây:

Giay xac nhan khong co tien an tien su
Phiếu lý lịch tư pháp được xin tại Sở tư pháp
  • Công dân Việt Nam nộp
    tại Sở Tư pháp nơi thường trú; trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại
    Sở Tư pháp nơi tạm trú; trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp
    nơi cư trú trước khi xuất cảnh;
  • Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi
    cư trú; trường hợp đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc
    gia.

Bước 3: Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp
lệ, Cơ quan có thẩm quyền giải quyết cấp phiếu lý lịch tư pháp trong thời hạn
không quá 10 ngày. Trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa
án tích quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật Lý lịch tư pháp 2009 thì thời hạn
không quá 15 ngày.

Bước 4: Người có yêu cầu nhận
phiếu lý lịch tư pháp trực tiếp tại Nơi cấp hoặc thông qua đường bưu điện.

Những trường hợp cần sử dụng đến giấy xác nhận lý lịch tư pháp

Hiện tại trong thực tế cuộc sống
có nhiều trường hợp cần phải dùng đến phiếu xác nhận lý lịch tư pháp như:

  • Chứng minh cá nhân có
    hay không có án tích, có bị cấm hay không
  • Ghi nhận việc xóa án tích, tạo điều kiện cho người đã bị kết án có thể tái hòa nhập cộng đồng.
  • Hỗ trợ hoạt động tố
    tụng hình sự và hoạt động thống kê tư pháp hình sự.
  • Hỗ trợ công tác quản
    lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp
    tác xã…
  • Dùng làm hồ sơ xin
    việc theo yêu cầu của công ty mà phổ biến là ngành nghề xe ôm công nghệ hiện
    nay, xuất khẩu lao động…;
  • Xác nhận để có đủ điều kiện để được cấp quốc tịch Việt Nam
    cho người nước ngoài muốn xin quốc tịch Việt Nam hoặc muốn xin lại quốc tịch
    Việt Nam.

Thủ tục thực hiện xin Phiếu
lịch
tư pháp theo quy định không quá phức tạp và mỗi ai trong chúng ta đều
có thể tự mình thực hiện được. Mọi thắc mắc xin liên hệ Hotline để được tư vấn
cụ thể và chi tiết. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết./.

Bài viết nói về: Hướng dẫn thủ tục xin xác nhận không có tiền án tiền sự ?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Hà Ngọc Tuyền

Người chưa đủ 18 tuổi bị tạm giam bao lâu?

Người chưa đủ 18 tuổi chỉ bị tạm giam trong trường hợp có căn cứ cho rằng việc áp dụng biện pháp giám sát và các biện pháp ngăn chặn khác không hiệu quả. Các quy định về vấn đề này được nêu tại Điều 419 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

tam giam nguoi duoi 18 tuoi theo quy dinh phap luat
Chỉ được áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người dưới 18 tuổi trong trường hợp cần thiết

Nguyên tắc áp dụng biện pháp tạm giam
đối với người dưới 18 tuổi

Điều 419 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định
chỉ áp dụng  biện pháp tạm giữ, tạm giam đối với người bị buộc
tội là người dưới 18 tuổi khi có căn cứ cho rằng việc áp dụng biện pháp giám
sát và các biện pháp ngăn chặn khác không hiệu quả.

  • Thời hạn tạm giam đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi bằng hai phần ba thời hạn tạm giam đối với người đủ 18 tuổi trở lên.
  • Khi không còn căn cứ để tạm giữ, tạm giam thì cơ quan, người có thẩm quyền phải kịp thời hủy bỏ, thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ
khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, người ra lệnh
giữ, lệnh hoặc quyết định bắt, tạm giữ, tạm giam người dưới 18 tuổi phải
thông báo cho người đại diện của họ biết.

Điều kiện áp dụng biện pháp tạm giam

Theo
Điều 109 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, cơ quan có thẩm quyền chỉ áp dụng các biện
pháp ngăn chặn khi:

  • Muốn kịp thời
    ngăn chặn tội phạm
  • Khi có căn cứ chứng
    tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử
  • Khi có căn cứ
    cho rằng người bị buộc tội sẽ tiếp tục phạm tội
  • Đảm bảo cho thi hành
    án

Khi
đó, tạm giam, tạm giữ là hai trong số các biện pháp ngăn chặn này; chúng giúp
quá trình điều tra của cơ quan có thẩm quyền được diễn ra thuận lợi, nhanh
chóng hơn.

Trong
đó người bị tạm giam là bị can, bị cáo, người bị phạt tù, người bị kết án tử
hình mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc đang chờ thi hành án, người bị tạm
giam để thực hiện việc dẫn độ, tạm giam được
xem là biện pháp nghiêm khắc nhất trong các biện pháp ngăn chặn nhằm hạn chế một
số quyền công dân của người bị buộc tội.

Đối
với người dưới 18 tuổi, ngoài những nguyên tắc đã nêu ở trên thì cần chú ý thêm
các điều kiện sau:

  • Người từ đủ 14
    tuổi đến dưới 16 tuổi có thể bị tạm giam về tội phạm quy định tại khoản 2 Điều
    12 của Bộ luật hình sự nếu có căn cứ quy định tại các điều 110, 111 và 112, các
    điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 119 của Bộ luật tố tụng hình sự
  • Người từ đủ 16 tuổi
    đến dưới 18 tuổi có thể bị tạm giam về tội nghiêm trọng do cố ý, tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm
    trọng nếu có căn cứ quy định tại các điều 110, 111 và 112, các điểm a, b, c, d
    và đ khoản 2 Điều 119 của Bộ luật này.
  • Đối với bị can,
    bị cáo từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về
    tội nghiêm trọng do vô ý, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình
    phạt tù đến 02 năm thì có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu họ tiếp tục phạm
    tội, bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.

Không
được áp dụng biện pháp tạm giam đối với người dưới 18 tuổi khi thuộc một trong
các trường hợp sau đây:

  • Chưa áp dụng biện
    pháp giám sát và các biện pháp ngăn chặn khác trước khi áp dụng biện pháp tạm
    giam;
  • Khi chưa có đủ
    chứng cứ chứng minh rằng họ thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a,
    b, c, d và đ khoản 2 Điều 119 BLTTHS;
  • Người bị buộc tội
    là người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi không thuộc các trường hợp quy định tại khoản
    2 Điều 12 BLHS;
  • Người bị buộc tội
    là người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi phạm các tội nghiêm trọng do vô ý, tội ít
    nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù đến 02 năm mà không thuộc trường hợp
    quy định tại khoản 4 Điều 419 BLTTHS.
tuy truong hop moi duoc tam giam nguoi duoi 18 tuoi
Không áp dụng tạm giam với người dưới 18 tuổi khi chưa áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác

Thời hạn áp dụng biện pháp tạm giam đối
với người dưới 18 tuổi

Trường hợp bị bắt tạm giam để điều tra, thời hạn tạm giam đối với người dưới 18 tuổi sẽ được xác định bằng hai phần ba thời hạn tạm giam đối với người đủ 18 tuổi trở lên quy định tại Điều 173 Bộ luật tố tụng dân sự, thời hạn tạm giam để điều tra cụ thể như sau:

  • Với tội phạm ít nghiêm trọng, thời hạn tạm giam để
    điều tra là không quá 40 ngày đối, có thể bị gia hạn tạm giam một lần nhưng
    không quá 20 ngày;
  • Thời hạn tạm giam để điều tra là không quá 02 tháng
    đối với tội phạm nghiêm trọng, gia hạn một lần không quá 40 ngày;
  • Với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, thời hạn tạm giam
    sẽ không quá 02 tháng 20 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia
    hạn tạm giam 01 lần không quá 02 tháng;
  • Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, thời hạn tạm
    giam sẽ không quá 02 tháng 20 ngày và có thể gia hạn tạm giam 02 lần, mỗi lần
    không quá 02 tháng 20 ngày.

Thời hạn tạm giam để truy tố:

  • Không quá 13 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và
    nghiêm trọng,
  • Không quá 20 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và
    đặc biệt nghiêm trọng.
  • Trong trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát
    có thể gia hạn thời hạn tạm giam để truy tố, nhưng không quá 07 ngày đối với
    tội phạm ít nghiêm trọng và nghiêm trọng; không quá 10 ngày đối với tội phạm
    rất nghiêm trọng và 20 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Thời hạn tạm giam để xét xử sơ thẩm:

  • Không quá 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng,
  • Không quá 40 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng,
  • Không quá 50 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng,
  • Không quá 70 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm
    trọng.

Đối với vụ án phức tạp thì thời hạn tạm giam có thể
được gia hạn thêm không quá 10 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và nghiêm
trọng, không quá 20 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm
trọng.

Thời hạn tạm giam để xét xử phúc thẩm:

  • Đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì thời hạn tạm giam
    không quá 40 ngày,
  • Đối với Tòa án nhân dân cấp cao thì thời hạn tạm giam
    không quá 60 ngày.
thoi han tam giam nguoi duoi 18 tuoi
Thời hạn tạm giam trường hợp này là bằng hai phần ba thời hạn tạm giam bình thường

Trên đây là bài viết tư vấn về vấn đề người chưa đủ 18 tuổi thì bị tạm giam trong bao lâu của chúng tôi. Quý vị nếu có nhu cầu được tư vấn luật hình sự, xin vui lòng gọi ngay Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.

Bài viết nói về: Người chưa đủ 18 tuổi bị tạm giam bao lâu?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Hà Ngọc Tuyền

Làm giả giấy xác nhận độc thân khi mua bán nhà đất thì có bị đi tù không?

Làm giả giấy xác nhận độc thân khi mua bán nhà đất là một hình thức làm giả giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền. Đây là một hành vi vi phạm quy định pháp luật vì thẩm quyền để cấp loại giấy tờ này thuộc về Ủy ban nhân dân cấp xã.

lam gia giay to la vi pham phap luat
Làm giả giấy tờ thuộc thẩm quyền của cơ quan nhà nước là hành vi vi phạm pháp luật

Mua bán đất phải xin giấy xác nhận độc
thân

Giấy
xác nhận tình trạng hôn nhân (giấy
chứng nhận độc thân) trong trường hợp chưa kết hôn là bắt buộc để hoàn thiện hồ
sơ công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

  • Đây là giấy tờ
    chứng minh đất mà mua trước thời kỳ hôn nhân (trước khi đăng ký kết hôn) là tài sản riêng để có quyền sử dụng, bán, tặng
    cho…(căn cứ vào khoản 1 Điều 40 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014).
  • Theo quy định của
    Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì những tài sản là bất động sản được xác lập
    trong thời kỳ hôn nhân thì được coi là tài sản chung của hai vợ, chồng, khi muốn
    chuyển nhượng phần đất này thì phải được sự đồng ý của cả chồng và vợ.

Luật
đất đai cũ không yêu cầu bắt buộc phải ghi tên cả vợ và chồng trong giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất nên đã gây khó khăn trong việc quản lý việc chuyển nhượng
bất động sản, cho nên trong thực tế khi mua bán đất thì cơ quan có thẩm quyền thường sẽ yêu cầu bên nhận chuyển
nhượng phải cung cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của mình để chứng minh về
tài sản chung, tài sản riêng của cá nhân.

phai co xac nhan doc than moi duoc mua ban dat
Mua bán đất phải có giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

Giấy xác nhận độc thân giả

Thủ tục xác nhận độc thân tại Điều 21  Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về thẩm quyền cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân như sau:

  • Ủy ban nhân dân
    cấp xã, nơi thường trú của công dân Việt Nam thực hiện việc cấp Giấy xác nhận
    tình trạng hôn nhân.
  • Trường hợp công
    dân Việt Nam không có nơi thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của
    pháp luật về cư trú thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó đăng ký tạm trú cấp
    Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
  • Quy định tại Khoản
    1 Điều này cũng được áp dụng để cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công
    dân nước ngoài và người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam, nếu có yêu cầu.

Việc
sử dụng giấy tờ giả là một hành vi vi phạm pháp luật, khi nó được dùng để lừa dối,
“che mắt” các cơ quan, tổ chức, công dân, gây thiệt hại nghiêm trọng cho các cơ
quan, tổ chức, công dân, nhất là trong các giao dịch mua bán, thế chấp nhà, đất…


thể hiểu giấy xác nhận độc thân giả tức là:

  • Những giấy tờ
    không được làm ra theo đúng quy trình, trình tự, thủ tục, tiêu chuẩn mà pháp luật quy định,
  • Không do cơ quan
    có thẩm quyền cấp một cách hợp pháp mà được làm ra với bề ngoài giống như thật,
    nhằm mục đích “đánh lừa”, lừa dối các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để phục vụ
    các mục đích vụ lợi hoặc phục vụ mục đích khác theo nhu cầu của cá nhân.

“Giấy
tờ giả” được làm ra và được đem đi sử dụng để lừa dối cơ quan, tổ chức, cá nhân
nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích riêng của mình, có thể xuất phát từ lý do cần
bổ sung loại giấy tờ này vào hồ sơ mua bán nhà đất để để lợi dụng lòng tin của
người khác, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản chung của vợ/chồng…

Làm giả giấy xác nhận độc thân khi mua bán nhà đất thì
có bị đi tù không?

Sử
dụng giấy tờ giả không chỉ ảnh hưởng đến lòng tin, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ
chức, cá nhân chấp nhận loại giấy tờ này từ người sử dụng giấy tờ giả, mà còn
gây thiệt hại trực tiếp cho người có thông tin bị đưa ra để làm giấy tờ giả.

Việc
sử dụng giấy tờ giả còn là hành vi vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến trật tự quản
lý xã hội, là cơ sở tạo ra điều kiện phạm tội của các trường hợp khác, ví dụ
người sử dụng giấy tờ giả để phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản…

  • Đối với người có
    hành vi sử dụng giấy xác nhận độc thân giả thì người này có thể bị truy cứu
    trách nhiệm hình sự về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức tại
    Điều 341 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 với khung hình phạt
    là có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, bị phạt cải tạo
    không giam giữ, hoặc bị phạt tù đến 07 năm tù tùy theo từng mức độ vi phạm.
  • Đối với hành vi
    sử dụng giấy tờ giả nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì họ
    có thể bị xử phạt hành chính.
  • Ngoài việc có thể
    bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử phạt hành chính thì tùy thuộc vào đối
    tượng người vi phạm là ai, mà trong một số trường hợp, người thực hiện hành vi
    sử dụng giấy tờ giả còn có thể bị xử lý kỷ luật với những mức độ khác nhau.

Để
trả lời câu hỏi “làm giả giấy xác nhận giấy
độc thân khi mua bán nhà đất thì có bị đi tù không?”
, trước tiên cần làm rõ
giao dịch mua bán nhà đất đó là thật hay giả và mục đích của việc làm giả giấy
tờ là vì lý do gì.

  • Nếu hành vi làm
    giả giấy tờ nhằm mục đích lừa đảo để chiếm đoạt tài sản thì có thể sẽ bị truy cứu
    trách nhiệm hình sự tại Điều 174 (Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản)  và Điều 341 (Tội làm giả con dấu, tài liệu của
    cơ quan, tổ chức) của BLHS hiện hành.
  • Nếu hành vi làm
    giả giấy tờ nhưng không nhằm mục đich vi phạm pháp luật thì có thể bị xử phạt
    hành chính.

Vậy
tùy từng trường hợp cụ thể mà việc làm giả giấy xác nhận độc thân có thể bị  xử phạt hành chính hoặc hình sự. Trường hợp
hành vi này có đủ yếu tố cấu thành các tội khác theo quy định tại Bộ luật hình
sự 2015 thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự, có thể bị phạt tù tùy theo
mức độ vi phạm và mức phạt mà Tòa án xét xử.

xu ly hinh su neu lam gia giay to de lua dao
Làm giả giấy tờ có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự

Trên
đây là phân tích của chúng tôi về vấn đề làm
giả
giấy xác nhận độc thân khi
mua bán nhà đất. Quý bạn đọc có nhu cầu được tư vấn pháp lý trong lĩnh vực đất
đai, xin vui lòng gọi ngay Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline để được hỗ trợ
kịp thời. Xin cảm ơn.

Bài viết nói về: Làm giả giấy xác nhận độc thân khi mua bán nhà đất thì có bị đi tù không?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Hà Ngọc Tuyền

Hướng dẫn soạn đơn yêu cầu bồi thường trong vụ án hiếp dâm

Yêu cầu bồi thường trong vụ án hiếp dâm được đặt ra để bảo vệ quyền lợi của người bị hại khi họ có những tổn thất to lớn cần được bù đắp vì bị xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm bởi những hành vi phạm tội. Pháp luật quy định người thực hiện hành vi hiếp dâm ngoài trách nhiệm hình sự thì phải bồi thường các thiệt hại về vật chất và tinh thần cho người bị hại. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết phân tích về vấn đề này.

soan don yeu cau boi thuong trong vu an hiep dam
Người bị hại có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại

Trách nhiệm của người thực hiện hành
vi hiếp dâm

Một
người phạm tội hiếp dâm nếu họ là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự
mà dùng vũ lực (hay đe dọa dùng vũ lực) hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ
được của nạn nhân hay bằng các thủ đoạn khác để giao cấu hoặc thực hiện hành vi
quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân.

Theo
quy định pháp luật, người thực hiện hành vi hiếp dâm sẽ phải chịu cả trách nhiệm
hình sự và trách nhiệm dân sự.

  • Về trách nhiệm
    hình sự, người thực hiện hành vi trên nếu đáp ứng các yếu tố quy định tại Điều
    141, Điều 142 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì sẽ phải chịu
    trách nhiệm hình sự theo quy định cua pháp luật;
  • Về trách nhiệm
    dân sự, pháp luật quy định người nào gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng, danh
    dự, nhân phẩm, uy tín của người khác thì phải chịu trách nhiệm dân sự và phải bồi
    thường theo quy định của Bộ luật dân sự 2015.

Bồi thường thiệt hại trong vụ án hình
sự

boi thuong thiet hai
Bồi thường về vật chất và tinh thần

Việc bồi thường
thiệt hại cho người bị hại trong vụ
án hiếp dâm được áp dụng theo quy định tại Điều 590, Điều 591 và
Điều 592 Bộ luật dân sự 2015.

Trường
hợp nhiều người cùng có hành vi phạm tội với một người thì những người đó phải
liên đới bồi thường cho người bị hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người
cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu
không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng
nhau.

Theo
đó, người thực hiện hành vi phạm tội sẽ phải bồi thường
thiệt hại do sức khỏe cũng như
danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm cho người bị hại, cụ thể như sau:

Về vật
chất

Trách
nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất vật chất
thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản,
chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị
mất hoặc bị giảm sút.

Đối
với thiệt hại về sức khỏe, người gây thiệt hại phải bồi thường các khoản sau:

  • Chi phí hợp lý
    cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm
    sút của người bị thiệt hại, ví dụ:

Tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu
tại cơ sở y tế;

Tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu,
chụp X-quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu…
theo chỉ định của bác sỹ;

Tiền viện phí;

Tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức
khỏe cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ;

Các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt
hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe
lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ… để hỗ trợ hoặc thay thế một phần
chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).

  • Thu nhập thực tế
    bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại;
  • Nếu thu nhập thực
    tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng
    mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
  • Chi phí hợp lý
    và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời
    gian điều trị;
  • Nếu người bị thiệt
    hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt
    hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
  • Thiệt hại khác
    do luật quy định.

Đối
với thiệt hại về tính mạng:

  • Thiệt hại do sức
    khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;
  • Chi phí hợp lý
    cho việc mai táng, ví dụ các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết
    cho việc khâm liệm, khăn tang, hương,…. (Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi
    phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ…)
  • Tiền cấp dưỡng
    cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
  • Thiệt hại khác
    do luật quy định.

Về
tinh thần

Người
gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ,
danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm,
xin lỗi, cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn
thất về tinh thần cho người bị thiệt hại.

Thiệt
hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

  • Chi phí hợp lý để
    hạn chế, khắc phục thiệt hại;
  • Thu nhập thực tế
    bị mất hoặc bị giảm sút;
  • Thiệt hại khác
    do luật quy định.

Căn
cứ theo khoản 2 các Điều 590, Điều 591 và Điều 592 Bộ luật dân sự 2015, mức bồi
thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận
được thì mức tối đa cho một người được quy định như sau:

  • Không quá năm  mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định
    đối với trường hợp bị xâm phạm sức khỏe;
  • Không quá mười lần
    mức lương cơ sở do Nhà nước quy định đối với trường hợp bị xâm phạm danh dự,
    nhân phẩm, uy tín;
  • Không quá một
    trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định đối với trường hợp bị xâm phạm tính
     mạng. Ngoài ra còn phải bồi thường một
    khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc
    hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì
    người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng
    người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này.

Theo
Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP, các khoản chi phí hợp lý là chi phí thực tế cần thiết,
phù hợp với tính chất, mức độ của thiệt hại, phù hợp với gá trung bình ở từng địa
phương tại thời điểm chi phí.

Hướng dẫn soạn đơn yêu cầu bồi thường

cach soan don yeu cau boi thuong
Soạn đơn yêu cầu bồi thường cần xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Nội
dung đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại
cần thực hiện theo quy định đã được trình bày ở trên và phải đảm bảo các yếu tố
sau:

  • Cơ quan có thẩm
    quyền giải quyết (nếu trong giai đoạn điều tra thì gửi cơ quan cảnh sát điều
    tra, trong giai đoạn truy tố thì gửi viện kiểm sát nhân dân, trong giai đoạn
    xét xử thì gửi Tòa án giải quyết);
  • Thông tin của
    người kiến nghị và người bị kiến nghị: họ tên, giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ
    thường trú,…
  • Nêu thiệt hại thực
    tế: mức độ tổn hại sức khỏe, các minh chứng về thiệt hại tinh thần, chi phí hợp
    lý và thu nhập bị mất,….
  • Nội dung yêu cầu
    bồi thường chính như: Chi phí cứu chữa, viện phí; Bù đắp tổn thất về mặt tinh thần; ….
  • Ký và ghi rõ họ
    tên người yêu cầu.

Trên
thực tế, có nhiều trường hợp không bồi thường, bồi thường không thỏa đáng hoặc
Tòa đã tuyên phạt nhưng không thực hiện đối với hành vi xâm hại mà họ gây ra, làm ảnh hưởng nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp
pháp của người bị hại. Lúc này cần viết đơn
đề nghị
 bồi thường thiệt hại gửi đến
cơ quan cảnh sát điều tra hoặc trong trường hợp cơ quan cảnh sát điều tra không
giải quyết thì có thể gửi mẫu đơn khởi
kiện
đến tòa án nhân dân có thẩm
quyền:

  • Pháp luật quy định
    việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc
    giải quyết vụ án hình sự.
  • Trường hợp vụ án
    hình sự phải giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại, bồi hoàn mà chưa có điều
    kiện chứng minh và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự thì vấn đề
    dân sự có thể tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

Trên đây là bài viết hướng dẫn cách soạn đơn yêu cầu bồi thường trong vụ án hình sự. Nếu quý vị có nhu cầu được tư vấn luật hình sự, xin vui lòng gọi ngay Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.

Bài viết nói về: Hướng dẫn soạn đơn yêu cầu bồi thường trong vụ án hiếp dâm
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Hà Ngọc Tuyền

Hướng dẫn tố cáo hành vi bôi nhọ danh dự trên mạng xã hội

Hướng dẫn tố cáo hành vi bôi nhọ danh dự trên mạng xã hội. Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển về mọi mặt cùng với sự gia tăng nhanh chóng của các mạng xã hội dẫn đến việc con người tương tác qua không gian mạng ngày một nhiều hơn. Nhiều người đã lợi dụng không gian trên mạng xã hội để thực hiện các hành vi bôi nhọ danh dự của người khác, gây ra những hệ lụy xấu cho xã hội.

phat hanh chinh doi voi hanh vi lam nhuc nguoi khac
Xúc phạm danh dự người khác có thể bị xử lý hình sự

Bôi nhọ danh dự người khác trên mạng xã hội có thể bị tội gì ?

Bôi nhọ danh dự người khác là hành
vi truyền bá thông tin sai sự thật về người khác gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến
danh dự, nhân phẩm của người đó.

Danh dự nhân phẩm của mỗi con
người được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Theo quy định tại Điều 34 BLDS 2015:
Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín

  • Danh dự, nhân phẩm, uy
    tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
  • Cá nhân có quyền yêu
    cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín
    của mình.
  • Việc bảo vệ danh dự,
    nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của
    vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu
    cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định
    khác.
  • Thông tin ảnh hưởng
    xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện
    thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện
    thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất
    giữ thì phải được hủy bỏ.
  • Trường hợp không xác
    định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của
    mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là
    không đúng.
  • Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân
    phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu
    người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt
    hại.”

Bên cạnh đó, Luật An ninh mạng
mới được thông qua và có hiệu lực từ 01/01/2019 có quy định tại khoản 3 Điều 16
về những hành vi xâm phạm đến danh dự của người khác trên không gian mạng,
thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống bao gồm

  • Xúc phạm nghiêm trọng
    danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;
  • Thông tin bịa đặt,
    sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và
    lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
Khong gian mang nhieu moi lo
Dùng mạng xã hội để làm nhục người khác là hành vi trái pháp luật

Hành vi sử dụng mạng xã hội (facebook) là hành vi trái pháp luật, gây ảnh hưởng đến trật tự xã hội. Đối với hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 3 Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  • Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;

Bên cạnh đó, nếu đáp ứng đủ điều
kiện cấu thành tội danh thì người có hành vi sử dụng mạng xã hội để bôi nhọ
danh dự của người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Tội Làm
nhục người khác quy định tại Điều 155 BLHS 2015.

Hình phạt đối với tội bôi nhọ danh dự trên mạng xã hội

Hành vi bôi nhọ danh dự của người khác có thể bị phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo quy định tại Khoản 3 Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP đối với hành vi Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;

Tùy theo mức độ vi phạm và hậu
quả gây ra, người vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi
vi phạm quy định về trật tự công cộng tại Nghị Định 167/2013:

  • Phạt cảnh cáo hoặc
    phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi có
    cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm
    của người khác

Bên cạnh đó, nếu đủ căn cứ cấu
thành tội danh, người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Điều
155 BLHS 2015 đối với các trường hợp:

  • Xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Đối với 02 người trở lên;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Đối với người đang thi hành công vụ;
  • Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
  • Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
  • Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.
  • Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
  • Làm nạn nhân tự sát.

Đối với tội danh này, người phạm
tội có thể chịu hình phạt từ mức phạt tiền 10.000.000 đồng lên đến mức phạt tù
lên đến 5 năm trong trường hợp khiến cho nạn nhân phải tự sát.

Ngoài ra, người phạm tội còn có
thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01
năm đến 05 năm.

Thủ tục tố cáo hành vi bôi nhọ danh dự nhân phẩm

Khi phát hiện có hành vi phạm
tội, chúng ta có thể thực hiện việc tố cáo hành vi đó cho cơ quan công an để
giải quyết theo đúng trình tự của pháp luật.

Trach nhiem hinh su va dan su
Tội làm nhục người khác gây hậu quả nghiêm trọng có hình phạt rất nghiêm khắc

Trình tự thủ tục thực hiện như
sau:

  1. Làm đơn tố cáo, trình bày rõ hành vi phạm tội và nộp cho cơ quan công an có thẩm quyền để giải quyết;
  2. Sau khi tiếp nhận đơn tố cáo, Cơ quan công an sẽ có nghĩa vụ xác minh, điều tra và xử lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bạn.
  3. Nếu có đủ căn cứ, cơ quan chức năng sẽ tiến hành khởi tố vụ án để điều tra làm rõ hành vi phạm tội và giải quyết theo quy định của pháp luật.

Như đã trình bày ở trên, danh dự
nhân phẩm của mối người được pháp luật bảo vệ nên khi có hành vi chửi bới thông qua mạng xã hội nhằm hủy hoại, bôi nhọ, sỉ nhục danh dự nhân phẩm người
khác
mà gây thiệt hại thì chúng ta có thể yêu cầu người đó bồi thường tổn
thất do hành vi đó gây ra. Quy định
về việc bồi thường được quy định rõ tại Điều 592 BLDS 2015.

Trên đây là những hướng dẫn liên quan đến cách giải quyết, tố cáo hành vi lợi dụng mạng xã hội để bôi nhọ người khác. Mọi thắc mắc xin liên hệ hotline để được tư vấn chi tiết./.

Bài viết nói về: Hướng dẫn tố cáo hành vi bôi nhọ danh dự trên mạng xã hội
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Hà Ngọc Tuyền