Hướng dẫn thủ tục xin xác nhận không có tiền án tiền sự ?

Hướng dẫn thủ tục xin xác nhận không có tiền án tiền sự cho những người cần để nộp hồ sơ xin việc cũng như những công việc khác cần phải có xác nhận về vấn đề này. Thủ tục này được hiện khá phổ biến hiện nay vì nhiều doanh nghiệp yêu cầu người xin việc cần xác nhận không có tiền án tiền sự mới đủ điều kiện có thể làm việc tại đây.

thu tuc don gian, khong phuc tap
Thủ tục xin phiếu lý lịch tư pháp không quá phức tạp

Giấy xác nhận không có tiền án tiền sự là gì?

Giấy xác nhận không có tiền án
tiền sự là một thủ tục hành chính mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận
cho người có yêu cầu về việc người này có tiền án tiền sự hay không hoặc đã
được xóa án tích hay chưa. Giấy xác nhận này được gọi là Phiếu lý lịch tư pháp
được cấp bởi sở tư pháp nơi mà người yêu cầu thường trú hoặc cư trú

phieu so mot danh cho nguoi dan
Xác nhận cá nhân chưa từng có tiền án, tiền sự để có thể xin việc làm

Có hai mẫu Phiếu lý lịch tư pháp theo quy định tại Điều 41 Luật
Lý lịch tư pháp 2009:

  • Phiếu lý lịch tư pháp
    số 1 cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 7
    của Luật Lý lịch tư pháp 2009;
  • Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố
    tụng quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này và cấp theo yêu cầu của cá nhân
    để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.

Trong thực tế sử dụng phổ biến là
mẫu phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho cá nhân cơ quan tổ chức.

Phiếu lý lịch tư pháp số 2 có
những nội dung sau: 

Họ, tên, giới tính, ngày, tháng,
năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch
tư pháp.

Tình trạng án
tích:

  • Đối với người không bị
    kết án thì ghi “không có án tích”. Trường hợp người bị kết án chưa đủ điều kiện
    được xóa án tích thì ghi “có án tích”, tội danh, hình phạt chính, hình phạt bổ
    sung;
  • Đối với người được xoá
    án tích và thông tin về việc xoá án tích đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp
    thì ghi “không có án tích”;
  • Đối với người được đại xá và thông tin về việc đại xá đã
    được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”.

Thông tin về
cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã:

  • Đối với người không bị
    cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết
    định tuyên bố phá sản thì ghi “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản
    lý doanh nghiệp, hợp tác xã”;
  • Đối với người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý
    doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi chức vụ bị
    cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

Thủ tục xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp

Thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp

Theo quy định tại Điều 44 Luật Lý
lịch tư pháp, đơn vị có thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp bao gồm:

Trung tâm lý lịch tư pháp quốc
gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:

  • Công dân Việt Nam mà
    không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;
  • Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.

Sở Tư pháp thực hiện việc cấp
Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:

  • Công dân Việt Nam
    thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;
  • Công dân Việt Nam đang
    cư trú ở nước ngoài;
  • Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.

Giám đốc Trung tâm lý lịch tư
pháp quốc gia, Giám đốc Sở Tư pháp hoặc người được ủy quyền ký Phiếu lý lịch tư
pháp và chịu trách nhiệm về nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp.

Trong trường hợp cần thiết, Trung
tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có trách nhiệm xác minh về điều kiện
đương nhiên được xóa án tích khi cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Thủ tục xin cấp lý lịch tư pháp phiếu số 1

Bước 1:
Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp điền vào mẫu đơn xin xác nhận và nộp Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư
pháp và kèm theo các giấy tờ sau đây:

  • Bản chụp giấy chứng
    minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
  • Bản chụp sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc
    tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Bước 2: Cá nhân nộp Tờ khai yêu
cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và các giấy tờ kèm theo tại các cơ quan sau đây:

Giay xac nhan khong co tien an tien su
Phiếu lý lịch tư pháp được xin tại Sở tư pháp
  • Công dân Việt Nam nộp
    tại Sở Tư pháp nơi thường trú; trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại
    Sở Tư pháp nơi tạm trú; trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp
    nơi cư trú trước khi xuất cảnh;
  • Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi
    cư trú; trường hợp đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc
    gia.

Bước 3: Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp
lệ, Cơ quan có thẩm quyền giải quyết cấp phiếu lý lịch tư pháp trong thời hạn
không quá 10 ngày. Trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa
án tích quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật Lý lịch tư pháp 2009 thì thời hạn
không quá 15 ngày.

Bước 4: Người có yêu cầu nhận
phiếu lý lịch tư pháp trực tiếp tại Nơi cấp hoặc thông qua đường bưu điện.

Những trường hợp cần sử dụng đến giấy xác nhận lý lịch tư pháp

Hiện tại trong thực tế cuộc sống
có nhiều trường hợp cần phải dùng đến phiếu xác nhận lý lịch tư pháp như:

  • Chứng minh cá nhân có
    hay không có án tích, có bị cấm hay không
  • Ghi nhận việc xóa án tích, tạo điều kiện cho người đã bị kết án có thể tái hòa nhập cộng đồng.
  • Hỗ trợ hoạt động tố
    tụng hình sự và hoạt động thống kê tư pháp hình sự.
  • Hỗ trợ công tác quản
    lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp
    tác xã…
  • Dùng làm hồ sơ xin
    việc theo yêu cầu của công ty mà phổ biến là ngành nghề xe ôm công nghệ hiện
    nay, xuất khẩu lao động…;
  • Xác nhận để có đủ điều kiện để được cấp quốc tịch Việt Nam
    cho người nước ngoài muốn xin quốc tịch Việt Nam hoặc muốn xin lại quốc tịch
    Việt Nam.

Thủ tục thực hiện xin Phiếu
lịch
tư pháp theo quy định không quá phức tạp và mỗi ai trong chúng ta đều
có thể tự mình thực hiện được. Mọi thắc mắc xin liên hệ Hotline để được tư vấn
cụ thể và chi tiết. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết./.

Bài viết nói về: Hướng dẫn thủ tục xin xác nhận không có tiền án tiền sự ?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Hà Ngọc Tuyền

Bình luận về bài viết này